A. Lý thuyết
Phần 1: Hoá học hữu cơ
Chương I: Rượu - Phenol - Amin
- Khái niệm về nhóm chức của các hợp chất hữu cơ. Đồng đẳng, công thức chung dãy đồng đẳng rượu no đơn chức. Tính chất vật lý, hoá học. Điều chế rượu bằng phương pháp chung và phương pháp lên men rượu.
- Công thức cấu tạo, khái niệm phenol. Tính chất vật lý, hoá học. Điều chế. Tính axit yếu của phenol.
- Khái niệm amin, công thức cấu tạo và tên gọi amin bậc một, bậc hai và bậc ba.
- Công thức cấu tạo của anilin. Tính chất vật lý, hoá học. Điều chế. Tính baz yếu của anilin.
Chương II: Anđehit - Axit cacboxylic - Este
- Công thức cấu tạo của anđehit fomic. Tính chất vật lý, hoá học. Điều chế.
- Khái niệm, công thức chung dãy đồng đẳng của anđehit no đơn chức. Tính chất hoá học. Điều chế (phương pháp chung, phương pháp riêng điều chế anđehit axetic). Phản ứng hoá học đặc trưng để nhận biết anđehit.
- Khái niệm, công thức chung dãy đồng đẳng của axit cacboxylic no đơn chức. Tính chất vật lý, hoá học. Điều chế axit axetic (lên men giấm, chưng gỗ, bỏ phản ứng tổng hợp từ axetilen). Phản ứng este hoá.
- Khái niệm, tính chất hoá học của axit cacboxylic không no đơn chức.
- Mối liên quan giữa hiđrocacbon, rượu, anđehit và axit cacboxylic.
- Khái niệm, công thức cấu tạo, công thức chung của este giữa axit cacboxylic no đơn chức và rượu no đơn chức. Tính chất vật lý, hoá học. Phản ứng thuỷ phân của este trong dung dịch axit và trong dung dịch bazơ (điều kiện và đặc điểm của phản ứng).
Chương III: Glixerin - Lipit
- Khái niệm về hợp chất hữu cơ có nhiều nhóm chức. Hợp chất đa chức. Hợp chất tạp chức.
- Công thức phân tử, công thức cấu tạo của glixerin. Tính chất vật lý, hoá học. Điều chế. Sự giống và khác nhau giữa glixerin và rượu no đơn chức, phản ứng hoá học đặc trưng để phân biệt.
- Khái niệm, công thức cấu tạo, tính chất hoá học của lipit.
Chương IV: Gluxit
- Công thức phân tử, công thức cấu tạo của glucozơ. Tính chất vật lý, hoá học. Điều chế. Phản ứng đặc trưng để nhận biết glucozơ.
- Tính chất vật lý, hoá học của saccaroz.
- Công thức phân tử của tinh bột. Tính chất vật lý, hoá học. Sự tạo thành tinh bột trong cây xanh và quá trình chuyển hoá tinh bột trong cơ thể.
- Cấu tạo phân tử và tính chất vật lý, hoá học của xenluloz.
Chương V-VI: Aminoaxit và Protit - Hợp chất cao phân tử và vật liệu polime
- Định nghĩa, công thức cấu tạo của aminoaxit. Tính chất vật lý, hoá học (tính bazơ, tính axit, phản ứng trùng ngưng).
- Cấu tạo và tính chất của protit (phản ứng thuỷ phân, sự đông tụ và phản ứng màu).
- Khái niệm, cấu trúc và tính chất (vật lý, hoá học) của polime. Hai phương pháp tổng hợp polime (phản ứng trùng hợp, phản ứng trùng ngưng).
- Điều chế một số polime thông dụng làm chất dẻo như PE, PVC, polistiren; điều chế tơ nilon, tơ capron.
Phần 2: Hoá học vô cơ
Chương VII: Đại cương về kim loại
- Tính chất hoá học chung của kim loại.
- Cặp oxi hoá-khử của kim loại. So sánh tính chất những cặp oxi hoá-khử. Dãy điện hoá của kim loại.
- Sự ăn mòn kim loại và các phương pháp chống ăn mòn kim loại.
- Nguyên tắc: Các phương pháp phổ biến điều chế kim loại (thuỷ luyện, nhiệt luyện và điện phân).
Chương VIII: Kim loại các phân nhóm chính
- Kim loại PNC nhóm I: Tính chất vật lý, hoá học của kim loại kiềm. Nguyên tắc và phương pháp điều chế.
- Một số hợp chất quan trọng của natri (natri hiđroxit, natri clorua, natri cacbonat): Tính chất vật lý, hoá học, điều chế. Cách nhận biết hợp chất natri.
- Kim loại PNC nhóm II: Tính chất vật lý, hoá học. Nguyên tắc và phương pháp điều chế. (Kim loại PNC nhóm II có thể khử N+5 của dung dịch axit HNO3 lỏng xuống N-3).
- Một số hợp chất quan trọng của canxi (canxi oxit, canxi hiđroxit, canxi cacbonat, canxi sunfat): Tính chất vật lý, hoá học, điều chế.
- Khái niệm nước cứng, nước mềm. Các loại nước cứng. Nguyên tắc, các phương pháp làm mềm nước cứng.
- Nhôm: Tính chất vật lý, hoá học. (Với axit HNO3 lỏng, H2SO4 đặc nóng nhôm khử N+5, S+6 xuống số oxi hoá thấp hơn. Nhôm thụ động trong HNO3, H2SO4 đặc nguội).
- Hợp chất của nhôm (nhôm oxit, nhôm hiđroxit, nhôm sunfat, nhôm clorua): Tính chất vật lý, hoá học, điều chế. (Nhôm oxit là hợp chất rất bền và lưỡng tính; nhôm hiđroxit là hợp chất kém bền và lưỡng tính; nhôm bị phá huỷ trong môi trường kiềm).
- Sản xuất nhôm từ quặng boxit.
Chương IX: Sắt
- Tính chất vật lý, hoá học. (Sắt có thể bị oxi hoá thành ion Fe2+ hoặc Fe3+ tuỳ thuộc vào chất oxi hoá đã tác dụng với sắt. Với dung dịch axit HCl, H2SO4 lỏng, sắt bị oxi hoá thành ion Fe2+ và giải phóng H2, với axit H2SO4 đặc nóng, axit HNO3 lỏng sắt bị oxi hoá thành ion Fe3+ và khử N+5, S+6 xuống mức oxi hoá thấp hơn. Sắt thụ động trong axit HNO3, H2SO4 đặc nguội).
- Hợp chất của sắt:
+ Hợp chất sắt (II): Tính chất vật lý, hoá học. Điều chế.
+ Hợp chất sắt (III): Tính chất vật lý, hoá học. Điều chế.
- Nguyên tắc và những phản ứng hoá học xảy ra trong quá trình sản xuất gang, thép.
B. Bài tập
Các bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập Hoá học 12.