A3/4-Dân Lập Hà Nội
Cám ơn bạn đã ghé thăm diễn đàn A34-DL Hà Nội
A3/4-Dân Lập Hà Nội
Cám ơn bạn đã ghé thăm diễn đàn A34-DL Hà Nội
A3/4-Dân Lập Hà Nội
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

A3/4-Dân Lập Hà Nội


 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

 

 Bài tập làm văn số 2

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Tổ Trưởng
Tổ Trưởng



Cancer Tổng số bài gửi : 61
Điểm : 20132
Reputation : 4
Join date : 11/08/2009
Age : 32
Đến từ : Hà Nội

Bài tập làm văn số 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Bài tập làm văn số 2   Bài tập làm văn số 2 I_icon_minitimeMon Sep 07, 2009 12:58 pm

Đến khoa Nội Bệnh viện Ung bướu TPHCM hỏi Nguyễn Hữu Ân thì từ bệnh nhân đến bác sĩ ai cũng biết. Bởi ở chàng trai ấy, nỗi đau mất mẹ chưa kịp nguôi, đành gạt nước mắt để tiếp tục chăm sóc cho người mẹ nuôi mới nhận trong thời gian chăm sóc mẹ ruột.
Sinh ra ở vùng quê nghèo Đông Hà, Quảng Trị. Lớn lên trong cảnh ly tán của gia đình. Cuộc sống nghèo khó, không đủ nuôi năm người con ăn học. Cha mẹ phải gửi các con tứ tán mỗi đứa một nơi. Riêng út Ân được cha mẹ gửi làm công quả ở chùa trên tận miệt Đơn Dương - Bảo Lộc.

Ngày tốt nghiệp lớp 12, cũng là ngày mẹ ruột phát bệnh ung thư. Ân phải tức tốc khăn gói xuống Sài Gòn để ôn thi đại học và cũng tiện để chăm sóc mẹ. Số tiền 4 triệu mà cả nhà phải chạy đôn chạy đáo vay mượn mới hơn tháng đã hết sạch.

Tiền chỉ để mua thuốc, nên hai mẹ con phải sống qua ngày dựa nhờ vào những chén cơm từ thiện của bệnh viện. Một buổi đi học, một buổi vào viện chăm sóc mẹ. Bằng tất cả tình thương và trách nhiệm của mình, Ân đã chăm sóc mẹ ruột bị bệnh ung thư trong Bệnh viện Ung bướu suốt mất tháng trời.

Những ngày chăm sóc mẹ trong bệnh viện, Ân có dịp chứng kiến bao cảnh đời cơ cực, bất hạnh. Nằm chung phòng với mẹ, có một bệnh nhân mà hoàn cảnh cũng đáng thương tương tự, đó là bà Nguyễn Thị Phẳng quê ở Buôn Mê Thuột. Bà cũng bị bệnh ung thư nhưng ngặt nghèo hơn khi nằm đây đã sáu năm rồi mà chưa bao giờ thấy con cái, người nhà đến thăm hoặc chăm sóc.

Cũng như mẹ con Ân, ngoài chế độ chữa bệnh miễn phí cho người nghèo mà bà được hưởng, hằng ngày bà cũng phải sống dựa vào những chén cơm từ thiện của bệnh viện. Cảm thông trước hoàn cảnh trớ trêu của bà Phẳng, hằng ngày bên cạnh việc chăm sóc cho mẹ, Ân còn kết hợp chăm lo cho bà Phẳng.

Lúc đầu chỉ là những công việc phụ như mang nước, lấy cơm, nhận thuốc… sau đó em còn thay đồ, rồi giặt quần áo cho bà. Những hôm trở trời, bà Phẳng không ngủ được, Ân lại thức suốt đêm để quạt, săn sóc cho bà như con ruột.

Chăm sóc mẹ được sáu tháng thì căn bệnh hiểm nghèo đã cướp mất mẹ của Ân. Trước lúc nhắm mắt, người đàn bà bất hạnh nhân hậu đó đã trăn trối lại cậu con trai nhỏ của mình là hãy cố gắng chăm sóc bà Phẳng, và nhận bà Phẳng làm mẹ, để khi bà có vĩnh viễn ra đi thì vẫn có một người mẹ nữa để chăm sóc, để có dịp gọi tiếng mẹ thiêng liêng như bà vẫn đang ở cạnh con như ngày nào…

Ghi tạc lời mẹ dặn, Ân gạt nước mắt để chăm sóc cho người mẹ thứ hai của mình. Vừa học ôn thi đại học, vừa chăm sóc mẹ nuôi ở bệnh viện. Hai mẹ con cũng nương dựa vào những bữa cơm từ thiện để sống qua ngày. Yêu thương và chăm sóc như mẹ ruột của mình, Ân luôn làm tròn nhiệm vụ của người con.

Bà Phẳng cũng coi Ân như con ruột, đứa con mà bà không sinh ra nhưng bà quý hơn cả mạng sống của mình. Bà luôn động viên Ân cố gắng học tập. Không phụ lòng mong mỏi của những người mẹ, chính năm đó (2003) Ân đã đậu vào đại học.

Hằng ngày, sau những giờ tan học, Ân lại chạy vội vào bệnh viện để chăm sóc mẹ nuôi. Phòng bệnh của mẹ cũng là nhà trọ của Ân. Những hôm chật chội, không đủ chỗ cho bệnh nhân nằm, Ân chọn luôn nơi gầm giường trong phòng bệnh của mẹ để nằm. Vừa tiện chăm sóc mẹ, vừa là nơi học bài của Ân.

Hiện nay, Ân đã xin được việc làm thêm. Với công việc chạy bàn cho nhà hàng, mỗi tháng được gần 300 ngàn cũng tạm đủ đóng tiền học và tằn tiện góp lại cho đủ tiền để thỉnh thoảng mẹ nuôi vô được một toa hóa trị chữa bệnh.

Nói về ước mơ sau này, cậu sinh viên năm 4 ngành Du lịch, khoa Đông Nam Á, trường Đại học mở bán công TPHCM cho biết: “Nếu có điều kiện sẽ vận động cùng mọi người lập ra quỹ hỗ trợ cho những bệnh nhân ung thư, nghèo khổ và đơn độc”.




-----------------------------------------------------------------------------------------------




''Đến lượt mình, cô quyết định kể cho anh nghe một câu chuyện, một trò chơi để anh khuây khoả, cô nói. Cô yêu cầu anh tưởng tưởng rằng anh vừa thắng một cuộc thi mà giải thưởng là như sau : mỗi buổi sáng một nhà băng sẽ mở cho anh một tài khoản và chuyển vào đó 86400 đô la. Nhưng tất cả các trò chơi đều có luật của nó, trò chơi này có hai luật như sau :
- Luật thứ nhất là tất cả số tiền mà anh không chi tiêu trong ngày thì đến tối sẽ bị lấy đi, anh không thể gian lận, không thể gửi số tiền ấy sang một tài khoản khác, anh chỉ có cách là chi tiêu thôi, nhưng sáng hôm sau khi thức dậy nhà băng lại mở cho anh một tài khoản mới, với 86400 đô la mới, để dùng trong ngày. Luật thứ hai : nhà băng có thể chấm dứt trò chơi này mà không cần báo trước; vào bất cứ lúc nào họ cũng có thể nói với anh rằng thế là chấm dứt, rằng họ đóng tài khoản lại và sẽ không có tài khoản khác nữa đâu. Vậy thì anh sẽ làm gì ?
Anh không hiểu rõ lắm.
- Nhưng đơn giản đấy chứ, đó là một trò chơi, mỗi sáng khi thức dậy người ta cho anh 86400 đô la, với điều bắt buộc duy nhất là phải chi tiêu trong ngày, số tiền không dùng đến sẽ bị lấy đi khi anh đi ngủ, nhưng món quà trời cho hay là trò chơi này có thể ngừng lại bất cứ lúc nào, anh hiểu chứ. Vậy thì câu hỏi là : anh sẽ làm gì nếu một món quà như vậy đến với anh ?
Anh trả lời một cách tự nhiên rằng anh sẽ tiêu từng đô la một để làm những cái gì mà mình thích, và sẽ tặng nhiều quà cho những người mà mình yêu mến. Anh sẽ tìm cách sử dụng từng đồng xu một mà cái “nhà băng kỳ diệu” này tặng để đem lại hạnh phúc cho đời anh và những người xung quanh anh, “ngay cả những người mà anh không quen biết nữa, vì anh không tin rằng anh có thể chi tiêu cho mình và cho những người thân của mình hết được 86400 đô la một ngày, nhưng em muốn dẫn đến cái gì thế ?” Cô trả lời : “Nhà băng kỳ diệu này tất cả chúng ta đều có, đó là thời gian ! Chiếc sừng màu nhiệm chứa đầy những giây đồng hồ điểm từng tiếng một!”
Mỗi buổi sáng khi tỉnh dậy, chúng ta được cho 86400 giây để sống trong ngày, và tối đến khi ta đi ngủ không được chuyển gì cho ngày hôm khác, tất cả những gì không được sống đã mất, ngày hôm qua vừa mới trôi đi. Mỗi buổi sáng phép màu này lại bắt đầu, chúng ta lại được 86400 giây để sống, và chúng ta chơi với cái luật không thể lẩn tránh được này : nhà băng có thể đóng tài khoản của chúng ta bất cứ lúc nào, và không thể báo trước : vào tất cả mọi lúc, cuộc sống đều có thể dừng lại. Vậy thì ta sẽ làm gì với 86400 giây mà ta có hằng ngày ? “Điều đó chẳng phải quan trọng hơn những đồng đô la hay sao, những giây được sống ?”
Từ khi cô bị tai nạn, mỗi ngày cô mới hiểu rằng thật ít người nhận thức được thời gian đáng coi trọng và quý giá biết bao. Cô giải thích cho anh những kết luận từ câu chuyện của cô “Anh muốn hiểu một năm sống là gì : hãy đặt câu hỏi cho một sinh viên vừa thi trượt kì thi cuối năm. Một tháng sống : hãy hỏi một người mẹ vừa cho ra đời đứa con đẻ non và đang đợi nó được ra khỏi ***g kính để bà được ôm con trong vòng tay mình, bình yên vô sự. Một tuần : hỏi một người làm việc ở nhà máy hay dưới hầm mỏ để nuôi gia đình mình. Một ngày : hỏi hai người đang yêu mê mệt và đang đợi để gặp lại nhau. Một giờ : hỏi một người mắc chứng sợ bóng tối, đang bị kẹt trong cái thang máy hỏng. Một giây : nhìn vẻ mặt người vừa thoát khỏi tai nạn ôtô, và một phần nghìn giây : hỏi một vận động viên vừa đoạt huy chương bạc ở thế vận hội, chứ không đoạt huy chương vàng mà vì nó anh ta đã luyện tập suốt đời mình. Cuộc sống thật kỳ diệu, Arthur, và em nói với anh điều này với ý thức đầy đủ về sự việc, bởi vì từ khi em bị tai nạn, em thưởng thức giá trị của từng khoảnh khắc. Vì vậy em xin anh, chúng ta hãy tận hưởng tất cả những giây phút mà chúng ta còn lại này”
---------------------------------------------------

Trả lời này :
Dành chiếc ''bánh mì'' cho những người tớ yêu thương ( hoặc bạn nào đói thì tớ cho liền )


------------------------------------------------------------------




. Mục tiêu.
Nắm được cách làm bài nghị luận về một hiện tượng đời sống.
Có ý thức và thái độ đúng đắn trước các hiện tượng đời sống
- Rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận
Hãy bày tỏ ý kiến của mình về hiện tượng được nêu trong bài viết sau:
Chia chiếc bánh mì của mình cho ai?
Nếu coi thời gian một ngày của bạn là chiếc bánh tròn trịa, bạn sẽ chia chiếc bánh cho bố mẹ, cho công việc, cho gia đình bao nhiêu và dành cho mình bao nhiêu phần?
Trong khi không ít các bạn trẻ hiện nay đang lãng phí chiếc bánh của mình vào những trò chơi vô bổ thì chàng “thanh niên trẻ tiêu biểu Thành phố Hồ Chí Minh 2007” Nguyễn Hữu Ân lại dành hết chiếc bánh thời gian của mình cho những người bệnh ung thư giai đoạn cuối.
Một câu chuyện lạ lùng....
(theo Tạ Minh Phương, Báo điện tử nguoiduongthoi.com.vn,ngày 4-1-2007)
1.Tìm hiểu đề và lập dàn ý.
*Đề bài.
Câu 1: Đề bài yêu cầu bàn về hiện tượng gì?
Câu 2: Bài viết cần có những ý nào? Sắp xếp các ý đó ra sao?
Câu 3: Nên chọn những dẫn chứng nào?
Câu 4: Cần vận dụng những thao tác nghị luận nào?
a. Tìm hiểu đề.
- Vấn đề nghị luận: cách sử dụng thời gian của thanh niên hiện nay.
- Tìm ý:
+ Sử dụng thời gian hợp lí và tích cực( hiện tượng Nguyễn Hữu Ân)
+ Phê phán một vài hiện tượng tiêu cực trong lối sống lãng phí thời gian của thanh niên, học sinh.
- Thao tác lập luận: phân tích, bình luận, so sánh.
b. Lập dàn ý.
* Mở bài.
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: cách sử dụng thời gian của thanh niên hiện nay.
*Thân bài.
- Nêu hiện tượng Nguyễn Hữu Ân đã dành hết thời gian của mình cho những người bệnh ung thư giai đoạn cuối.
- Ý nghĩa: thể hiện hành động có ý nghĩa tích cực đối với đời sống xã hội, ca ngợi nghị lực vượt khó vươn lên, tấm lòng tương thân tương ái của thanh niên( phong trào “hiến máu nhân đạo”, “ Tiếp sức mùa thi” của học sinh, sinh viên)
- Phê phán hiện tượng tiêu cực trong lối sống lãng phí thời gian của thanh niên, học sinh.
*Kết bài.
- Cần có lối sống tích cực, nghị lực vượt khó vươn lên, tinh thần tương thân tương ái.
2. Cách làm bài nghị luận về một hiện tượng đời sống.
- Bài nghị luận về một hiện tượng đời sống cần có các nội dung: nêu rõ hiện tượng, phân tích các mặt đúng-sai, lợi-hại, chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết về hiện tượng xã hội đó.
- Diễn đạt cần chuẩn xác, mạch lạc; có thể sử dụng một số phép tu từ và yếu tố biểu cảm, nhất là phần nêu cảm nghĩ riêng.
Trình bày hiểu biết của em về cách làm bài nghị luận về một hiện tượng đời sống.
3. Luyện tập.
- Phê phán hiện tượng lối sống ỉ lại, thụ động, lãng phí thời gian.
- Hiện tượng diễn ra trong những năm đầu thế kỉ XX.
Trong văn bản trên, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc bàn về hiện tượng gì trong đời sống? Hiện tượng ấy diễn ra tròn thời gian nào?
Tác giả đã sử dụng những thao tác lập luận nào để bàn về hiện tượng nói trên? Nêu dẫn chứng và phân tích tác dụng của chúng.
- Thao tác lập luận: So sánh, phân tích, bình luận, bác bỏ.
- Nêu dẫn chứng cụ thể:
+ Từ đầu đến ‘ vừa học hỏi vừa lao động”: kết hợp thao tác phân tích và so sánh, làm rõ lối sống ỉ lại của thanh niên Việt Nam trong mối tương quan với thanh niên Trung Quốc.
+ Từ “Kiên trì.....thương nghiệp thế giới”: sử dụng thao tác phân tích và bình luận nhằm đánh giá cao mục đích, hành động và sư nỗ lực phấn đấu của thanh niên Trung Quốc.
+ Từ “Ở Đông Dương ...tuổi trẻ mà thôi”: thao tác phân tích và bác bỏ, nhằm phê phán lối sống ỉ lại, thụ động của thanh niên Việt Nam.
+ Từ “Hỡi Đông Dương... hồi sinh”: thao tác bình luận, thể hiện suy nghĩ, thái độ phê phán của tác giả đối với lối sống thụ động, ỉ lại của thanh niên Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX.
Bạn dựa theo dàn bài trên để làm bài nhé. Chúc bạn thành công! :x
Về Đầu Trang Go down
https://a34-dlhanoi.forumvi.com
 
Bài tập làm văn số 2
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
A3/4-Dân Lập Hà Nội :: Kiến thức :: Văn Học :: Văn Học-
Chuyển đến