A3/4-Dân Lập Hà Nội
Cám ơn bạn đã ghé thăm diễn đàn A34-DL Hà Nội
A3/4-Dân Lập Hà Nội
Cám ơn bạn đã ghé thăm diễn đàn A34-DL Hà Nội
A3/4-Dân Lập Hà Nội
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

A3/4-Dân Lập Hà Nội


 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

 

 Phát biểu theo chủ đề

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Tổ Trưởng
Tổ Trưởng



Cancer Tổng số bài gửi : 61
Điểm : 20132
Reputation : 4
Join date : 11/08/2009
Age : 32
Đến từ : Hà Nội

Phát biểu theo chủ đề Empty
Bài gửiTiêu đề: Phát biểu theo chủ đề   Phát biểu theo chủ đề I_icon_minitimeFri Oct 09, 2009 8:15 pm

Đề 1 : Vào ĐH là con đường lập nghiệp duy nhất của thanh niên "


"Có cần vào đại học (ĐH) để thành công?". Vậy như thế nào là thành công? Theo tôi, thành công không phải là cái gì đó to tát trừu tượng mà chính là những gần gũi, đơn giản đôi khi chính chúng ta không nhận ra.
Đó là, thành công khi ta trở thành thủ khoa của một kỳ thi. Thành công là khi ta trúng tuyển vào ngành học yêu thích, là niềm tự hào của gia đình, những người thân yêu, bạn bè. Thành công là khi nào thăng tiến, có địa vị trong xã hội. Thành công là khi ta làm được một việc thiện, mang lại chút niềm vui, hạnh phúc cho người khác… Mỗi người ở mỗi hoàn cảnh khác nhau sẽ có cách nhìn về thành công khác nhau. Tuy nhiên vẫn có thể khẳng định rằng, mẫu số chung của thành công chính là khi ta mang lại hạnh phúc của bản thân, những người mà ta thương yêu hay những điều tốt đẹp cho xã hội.

Nếu ai đó dõng dạc tuyên bố rằng, tôi không cần vào ĐH vẫn có thể thành công trong cuộc sống. Hoàn toàn chính xác. Thực tế xung quanh chúng ta có rất nhiều người đã trưởng thành, đã đạt được nhiều thành tựu trong nghề nghiệp, cuộc sống mà chưa từng trải qua một ngày ngồi trên ghế giảng đường ĐH. Nhưng tất cả đều phải thừa nhận rằng, họ không học ĐH nhưng họ vẫn phải luôn học hỏi, học từ sách vở, học từ đồng nghiệp, học từ những người đi trước, học từ những trải nghiệm bản thân. Cái "sự học" lớn hơn "ĐH" .

ĐH là bậc học mà trong nền kinh tế tri thức hiện đại các nước nhìn vào đó để đánh giá sự phát triển giáo dục của một dân tộc, một quốc gia.

Tiến sĩ Marcus Storch (Chủ tịch Hội đồng Quỹ Nobel) đã khẳng định tại lễ trao giải thưởng năm 2008 tại Stockholm (Thụy Điển) rằng: "Nền tảng của phát triển con người là tri thức. Những đóng góp quan trọng nhất là đến từ ĐH mà ra". Giáo dục ĐH có ý nghĩa vô cùng quan trọng (nếu không muốn nói là quyết định) đối với việc phát triển kinh tế tri thức của một đất nước. Nếu không có nó con người sẽ không tiến bộ, đất nước sẽ tụt hậu. Đó là điều không thể chối bỏ.

Vậy đáp án nào cho câu hỏi "Có cần vào ĐH để thành công?". Tất nhiên con đường ĐH không phải là con đường duy nhất. Nhưng ĐH là con đường rộng lớn nhất, ngắn nhất giúp chúng ta thẳng tiến đến cái đích tri thức nhân loại. Và vì không phải là con đường duy nhất nên ngoài nó ra còn có rất nhiều con đường khác, tùy theo khả năng, hoàn cảnh mà chọn con đường phù hợp nhất cho mình.


Tôi tin rằng các bạn đã nghe câu hỏi này quá nhiều lần, và phần đông sẽ trả lời là “Không”. Hết thảy những câu hỏi “Cùng trò chuyện” đưa ra để khảo sát, tôi nghĩ chúng ta đều có thể đoán được đa số sẽ nghiêng về bên nào.

Nhưng thực tế thì sao? Nếu có thể, tôi rất muốn được hỏi những người đã chọn phương án “Không” ấy, trong số các anh chị em, những ai là người không học đại học/cao đẳng/trung cấp? Những ai là người bước vào đời mà không cần một mảnh bằng? Rất có thể bạn nói “Không” vì bạn biết chắc rằng trên thế gian này có những người đã bỏ học giữa chừng, rồi sau này trở thành tỉ phú, tỉ dụ như Bill Gate chẳng hạn. Nhưng bạn cũng hiểu cả thế giới chỉ có 1 Microsoft với hệ điều hành Windows được sử dụng hơn 90% trên tổng số máy tính toàn cầu, và những người tài ba lỗi lạc như Bill Gates thì chiếm tỉ lệ một trên nhiều triệu. Bạn có tin mình cũng rơi vào trường hợp ấy hay không?

“Đại học có phải là con đường duy nhất để thành công?”. Chỉ cần có 1 trường hợp như Bill Gates thì câu trả lời nghiễm nhiên là “Không”. Vậy thì lý ra tỉ lệ trả lời “Không” phải là 100% mới đúng. Dường như những ai trả lời “Có” là chẳng biết gì. Nhưng quay trở lại với bàn luận phía trên, tôi đang thực sự băn khoăn rằng gộp cả những người chọn “Có” và “Không”, bao nhiêu người xác định được một con đường khác cho mình khi bước vào đời ngoài việc đi học một cái gì đấy?

Giới truyền thông luôn tích cực ca ngợi những tấm gương vượt khó. Nhân dân lúc nào cũng thích những hình tượng đi lên từ bùn đen, có một quá khứ đau thương hay bần cùng rồi vươn vai hoá thành anh hùng, hơn là những ông hoàng nứt mắt ra đã được truyền ngai vàng. Người đau khổ mong cổ tích là thật, mơ có tiên bụt đến cứu rỗi đời mình. Đó là lý do Susan Boyle trở thành hiện tượng tại Britains Got Talent 2009. Chính vì thế, với một câu hỏi như “Đại học có phải là con đường duy nhất để thành công?” thì tôi sẽ bất ngờ nếu phần đông chọn “Có”.

Trước hết với một câu hỏi có nhiều thứ chung chung như vậy, chúng ta nên thu hẹp phạm vi của nó, tránh trường hợp ông nói gà, bà nói vịt. Tôi nghĩ chúng ta đang bàn luận chủ đề này với bối cảnh tương đối là nước Việt Nam và đối tượng tương đối là người Việt Nam. Nếu nói riêng tại Việt Nam thì tỉ lệ những người như Bill Gates có lẽ còn thấp hơn nhiều vì chúng ta có 1 xã hội còn nặng về giáo điều và bằng cấp. Bạn dự định gì khi bạn 18 tuổi, sau khi tốt nghiệp phổ thông, nếu không phải là tiếp tục học? Loại trừ trường hợp bạn được thừa kế ngai vàng, bạn có nghĩ bạn sẽ có 1 công việc gì đó mà không cần phải học? Và nếu lựa chọn, giữa một công việc chân tay nặng nhọc với một công việc trí não, bạn nghiêng về cái nào hơn?

Năm tôi 18 tuổi, tôi không rõ mình hợp với công việc gì. Không ai ép buộc, tôi chọn Bách Khoa vì tôi thấy ngôi trường này có tiếng là thu hut nhiều người tài. Tôi cũng muốn được công nhận là người tài. Tôi chẳng thích hay ghét công việc nào, nên tôi đã quyết định như vậy.

Những năm cấp I, II, III, có thể nói tôi là người học khá. Nhưng bắt đầu để vào đại học thì con đường của tôi chật vật hơn nhiều. Trong lần thi đại học đầu tiên, tôi trượt và bị bố xỉ vả không tiếc lời. Lòng tôi hỗn độn giữa nỗi buồn và một ngọn lửa âm ỉ muốn phục thù, muốn sau này mình sẽ thành công vang dội cho mọi người sáng mắt. Có lẽ tôi kém tài, tôi không có ý định nào hơn là thi lại năm sau. Từ đó, những đợt thi cử mà người khác chỉ cần 1 lần thì tôi mất đến 2, 3 lần. Tôi mải chơi và thường bỏ học đi lang thang cùng bạn bè. Tôi lơ đễnh và kém tập trung. Tôi học công nghệ thông tin, nhưng tất cả kiến thức đã trôi tuột khỏi đầu từ trước lúc ra trường. Với một người theo chuyên ngành kỹ thuật thì tương lai của tôi thực sự mơ hồ.

Có thể nói, chính những thời điểm rong chơi, làm những gì mình thích lại trở thành cứu cánh đối với tôi. Tham gia các hoạt động cộng đồng và viết blog cho tôi nhiều bạn bè, nhiều mối quan hệ. Người ta nói “Giàu vì bạn”. Tôi may mắn vì đi đâu cũng được anh chị em thương mến. Điều đó khiến tôi thấy mình là người hạnh phúc nhất thế giới.

Điều đó gần như thay đổi hoàn toàn vị thế của tôi. Từ một sinh viên bình thường, tương lai không rõ ràng, tôi lại nhận được những đề nghị công việc hấp dẫn mà không cần làm hồ sơ, không cần thi tuyển hay phỏng vấn. Tôi làm việc ở những vị trí hoàn toàn không liên quan đến chuyên ngành đại học của tôi. Nếu nói về chuyên môn, tôi không có bằng cấp. Tôi phải vừa làm vừa học từ thực tế và chịu nhiều sức ép. Nó khác hẳn với lời khuyên của chị dâu tôi trước đây, là gắng kiếm một bảng điểm tử tế để chắc chân trong một cơ quan nhà nước.

Tới hôm nay, khi tôi chưa tròn 27 tuổi, chưa có thành tựu đáng kể nào để xem là một người thành công, trước mắt sẽ là con đường rất dài, cũng không có gì có thể nói trước. Tuy vậy, tôi hãnh diện vì được làm những gì mình đam mê.

Tôi thực sự nghĩ mình cần học tập, cần có kiến thức để đáp ứng cho công việc mình tham gia, có thể là trường, có thể là lớp, có thể là thầy, có thể là bạn, có thể là rèn luyện qua thực tế. Đại học có thể không là con đường duy nhất để thành công nhưng học hỏi dường như là điều không thể thiếu của những người thành công. Tôi tin như vậy.

“Đại học có phải là con đường duy nhất để thành công?”

Cuối cùng, xin bàn một chút về từ “thành công”. Trước khi nói thành công hay không thì chúng ta nên hiểu như thế nào là thành công? Thành công với mỗi chúng ta không giống nhau. Thành công có khi là trở thành 1 thương gia thành đạt và giàu có (cớ Bill Gates); Thành công có khi là trở thành chính trị gia giúp đất nước đi lên; Thành công có khi là trở thành nghệ sĩ nổi tiếng, có nhiều fan hâm mộ; Thành công có khi là nhà văn có cuốn sách đoạt giải Nobel để lại cho muôn đời; Thành công có khi là vận động viên giành huy chương vàng Olympic; Thành công có khi là chiến thắng bệnh tật; Thành công có khi là cưới được người mình yêu; Thành công có khi là tích góp xây được căn nhà; Thành công có khi là một mái ấm gia đình, hoà thuận và rộn tiếng cười…

Tôi nghĩ chúng ta sẽ thành công khi tin vào cuộc sống tươi đẹp này!


Được sửa bởi Admin ngày Mon Oct 12, 2009 9:52 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
https://a34-dlhanoi.forumvi.com
Admin
Tổ Trưởng
Tổ Trưởng



Cancer Tổng số bài gửi : 61
Điểm : 20132
Reputation : 4
Join date : 11/08/2009
Age : 32
Đến từ : Hà Nội

Phát biểu theo chủ đề Empty
Bài gửiTiêu đề: Quan niệm về hạnh phúc   Phát biểu theo chủ đề I_icon_minitimeMon Oct 12, 2009 9:38 pm

Đối với mỗi con người họ đều có cho riêng mình một hạnh phúc .Có người cho rằng hạnh phúc là có thật nhiều tiền của, nhiều vàng bạc, lúa thóc đầy kho; hạnh phúc là quyền lực, địa vị danh vọng. Có người nghĩ hạnh phúc là có nhà cao cửa rộng, vợ đẹp con thơ, ruộng vườn thẳng cánh cò bay. Có người lại quan niệm hạnh phúc là sức khoẻ, là sự bình an thư thái của tâm hồn; hạnh phúc là sự hoà hợp giữa thể xác và tâm hồn, giữa cá nhân và cộng đồng xã hội, giữa cái tôi và vũ trụ bao la.


Theo truyền thống Ấn Độ, hạnh phúc là Sukha, đó là trạng thái giống như một bánh xe mà trong đó mọi sự đều ăn khớp với nhau: vành xe, ổ trục và các đũa xe đều tốt và nằm đúng vị trí, hoà hợp với các thành phần khác do đó mà bánh xe chạy trơn tru. Còn đau khổ là Dukha, đó là tình trạng một bánh xe trục trặc vì có những thành phần hư hỏng hay không ăn khớp với những thành phần khác.

Tần Thuỷ Hoàng cho xây vạn lý trường thành, sai người đi tìm thuốc trường sinh bất tử để mong thoả ước mơ được hạnh phúc, được sống bất tử. Với Nhà văn Philippe Delerm, hạnh phúc là điều thật đơn giản, là tổng cộng các niềm vui nhỏ gộp lại. Năm phút nằm dài trên bãi cỏ xanh nhìn mây trời lãng đãng trôi, hớp ngụm bia ngon, thưởng thức một bản nhạc hay… đều có thể làm hưng phấn, tạo được niềm vui hạnh phúc. Kim Thánh Thán, nhà phê bình Trung Hoa đã từng có 33 phút vui tinh thần mà ông cho đó là phút giây thực sung sướng trong đời. Thú vui đó là thưởng thức thiên nhiên, dưới ánh trăng non, tay bầu rượu túi thơ, cùng bạn hữu trao đổi kinh sử văn thơ, cùng uống trà để quên đi sự huyên náo của phồn hoa, lòng thấy thanh thản.


Có muôn lối nhìn về hạnh phúc tùy theo quan niệm mỗi người.

Hạnh phúc là khi ta có việc có ích gì đó để làm, khi ta có một ai đó để yêu và có điều gì đó để hy vọng . Hạnh phúc là khi ta có một mái gia đình để quay về, có những người bạn để sẻ chia và có những người xung quanh để tạo nên cuộc sống. .Hạnh phúc là khi ta có một bờ vai vững chắc để tựa những khi mệt mỏi . Hạnh phúc đôi khi chỉ là những điều gì đó đơn giản và nhỏ nhoi nhưng nó lại rất có ý nghĩa với mọi người …


Đối với tuổi trẻ hiện nay thì quan niệm hạnh phúc cũng đã phần nào đó thay đổi . Có bạn nghĩ rằng muốn có hạnh phúc thì phải kiếm được nhiều tiền , vì có nhiều tiền là có tất cả . Trong xã hội càng ngày càng phát triền nhanh và mạnh như hiện nay thì sức mạnh của đồng tiền là không thể phủ nhận , nó ảnh hưởng đến tất cả mọi thứ , đến cả tính cách con người . Những bạn trẻ nhà giàu có thì đối với họ quan niệm tiền là tất cả họ cần đến . Có tiền họ mặc sức ăn chơi , tiêu pha , đua đòi … Đối với họ thì tiền là tất cả : “Tiền là tiên là phật là sức bật của tuổi trẻ là sức khỏe của tuổi già là cái cân công lý tiền là hết ý” . Nhưng như thế là các bạn đang lầm , hãy nhớ rằng : “Tiền không bao giờ mua được hạnh phúc” . Tiền chỉ là 1 tờ giấy , đốt là cháy , tiêu là hết . Nhà triết học Platon nói:"Nếu thỏa mãn vật chất là hạnh phúc thì ta có thể xem con bò là hạnh phúc...

Có ý kiến khác cho rằng : “Hạnh phúc là được làm theo ý thích của mình , là được tự do tuyệt đối , không phụ thuộc vào ai , vào bất cứ cái gì” . Đối với các bạn thì đó là hạnh phúc cá nhân . Các bạn muốn được tự do tự tai làm những gì mình thích mà không bị la mắng , không bị phạt từ bố mẹ , thầy cô … Đó là sự lựa chọn của các bạn , tôi không nói các bạn đúng hay sai vì đôi lúc tôi cũng mong muốn mình được tự do được làm những gì mình muốn , được ở trong một thế giới khác mà ở đó mình là tuyệt đối , không ai cấm đoán được mình . Nhưng liệu như thế có hẳn là một hạnh phúc toàn vẹn không khi bạn vấp ngã không ai đỡ bạn dậy , không ai ở bên bạn an ủi bạn . Bạn có thể làm những gì bạn muốn mà không có ai cấm bạn nhưng xung quanh bạn không có ai để nói cho bạn biết đâu đúng đâu sai . Không có ai cho bạn cảm nhận được tình yêu thương của những người thân . Đôi khi ở bên cha mẹ cũng là một niềm hạnh phúc lớn lao mà nhiều bạn trẻ mồ côi cha mẹ mong ước cũng chưa có được . Hạnh phúc là có khi có thể sống thật với con người của mình, sống theo trái tim của mình chứ không phải núp dưới một tấm mặt nạ nào. Có thể khóc khi buồn - buồn thật sự và có thể cười khi vui, dù chỉ là một niềm vui nhỏ. Hạnh phúc là cảm thấy vui khi những người xung quanh mình hạnh phúc và điều đó sẽ lại càng tuyệt vời hơn khi chính mình là người mang đến điều đó cho họ.


Hạnh phúc là phải biết cống hiến và hưởng thụ 1 cách hợp lí , phải biết hi sinh cho lí tưởng . Đó là 1 ý nghĩ về hạnh phúc rất nhỏ nhưng cũng rất đẹp nhưng hạnh phúc vừa đơn giản lại vừa trừu tượng, đôi khi tưởng chừng như không có . Thực ra chưa tóm được nó bao giờ cả vì lòng tham vô đáy không thoả mãn với những gì nắm được rồi nên chưa có cảm giác hanh phúc. Cũng có thể đơn giản là không biết mình đang hạnh phúc. Thế đấy hạnh phúc vô hình mà lại rất nhiều sắc màu . Nếu bạn biết mình hạnh phúc và hưởng thụ thì bạn thực sự đang là 1 người vô cùng hạnh phúc . Hạnh phúc sẽ tự mất đi khi nào người ta tự thỏa mãn về nó. Hạnh phúc sẽ chỉ bền vững khi người ta luôn luôn vươn tới và hoàn toàn khát vọng
Có rất nhiều định nghĩa về hạnh phúc. Có người cho rằng hạnh phúc là những gì rất giản dị quanh ta, hạnh phúc là băng long với những gì ta đang có. Mà những gì ta đang có thì nhiều lắm, ta có 1 trí tuệ, 1 khối óc, 1 đôi bàn tay để làm việc nhịp nhàng, 1 đôi mắt để nhìn về cùng một hướng, 1 trái tim để sống hết mình và để yêu thương, chúng ta ta đang có những hoài bão, những lí tưởng đang theo đuổi, Chúng ta đang có những mục tiêu để theo đuổi, chung ta có vô vàn những con đường để đi đến thành công.Và chúng ta có nhiều, nhiều thứ lắm. Như vậy chúng ta được sinh ra trên đời này để hưởng hạnh phúc hay sao? Lại có ai đó định nghĩa Hạnh Phúc là: Chúng ta có 1 ai đó để yêu thương hết mình, Có 1 việc để làm với lòng nhiệt tình và đam mê, Có một điều để suy nghĩ.. Có 1 người để yêu ở đây chác là nòi về tình yêu trai gái nhỉ? Nếu thế thì tiêc quá tớ đã từng được hạnh phúc. Còn Hiên tại bây giờ tớ là người đang chờ đợi và đi tìm 1 người để yêu cho hạnh phúc được trọn vẹn. Và để tìm được 1 người để yêu sao khó thế nhỉ, không biết phải chờ đợi đến khi nào, tìm kiếm đến bao giờ? Nhiều khi tưởng rằng mình đã tìm được đối tượng cho mình rồi, xác định được mục tiêu rồi. nhưng lại phải đau đớn và thất vọng, ngậm ngùi và đau khổ nhìn người ta trở thành hạnh phúc trọn vẹn của người khác mà than trách bản thân thậm trí căm giận bản thân, rồi lại phải tự an ủi mình rằng chắc chắn rồi mình sẽ nhận đựơc hạnh phúc lớn hơn, trọn ven hơn, đối tượng kia sinh ra không phải dành cho mình.
Và còn rất nhiều những đinh nghĩa, những quan niệm về hạnh phúc nữa. Có rấ nhiều người xây dựng cho mình 1 ngôi nhà về Hạnh Phúc với trành đầy hoa hông lung linh và ánh sáng rực rỡ. cũng có những người xây dựng nó là một toà lâu đài nguy nga và tráng lệ. Nhưng đôi khi nó chỉ cần là 1 túp lều tranh thôi.

Hạnh phúc của mỗi bạn có thế là rất nhỏ nhoi cũng có thể là rất lớn nhưng đó hạnh phúc của mỗi người

Hạnh phúc không phải là phải có nhiều bạn, chỉ cần có một người bạn có thể hiểu mình, và mình cũng hiểu họ để chia sẻ, có thể nói ra với nhau tất cả mà không hề tính toán.

Hạnh phúc là có khi có thể sống thật với con người của mình, sống theo trái tim của mình chứ không phải núp dưới một tấm mặt nạ nào. Có thể khóc khi buồn - buồn thật sự và có thể cười khi vui, dù chỉ là một niềm vui nhỏ.

Hạnh phúc là mỗi buổi sáng thức dậy là một ngày mới với những dự định mới, không vương vấn chuyện hôm qua và cũng chẳng phải lo nghĩ chuyện ngày mai! Hãy sống tốt ngày hôm nay bạn nhé! Hạnh phúc là cảm thấy vui khi những người xung quanh mình hạnh phúc và điều đó sẽ lại càng tuyệt vời hơn khi chính mình là người mang đến điều đó cho họ. Hạnh phúc là khi ta biết cách để đứng dậy, cách để quên đi nỗi đau, biết tiến lên phía trước một cách lạc quan! Hãy vui lên vì hạnh phúc đang nằm trong tầm tay của mỗi người và quan trọng là bạn có nắm giữ được nó hay không? Hạnh phúc là những khi buồn nhất, tuyệt vọng nhất rồi bất chợt nhận ra cuộc đời này thật đáng sống, thật đáng để chúng ta lạc quan. Hạnh phúc là những khi phóng xe đắm mình trong cơn mưa, vẫn cảm nhận được cảm giác man mát và dễ chịu.Hãy biết sống và cảm nhận cuộc sống để bạn nhân ra rằng mình thật hạnh phúc biêt bao …
Về Đầu Trang Go down
https://a34-dlhanoi.forumvi.com
 
Phát biểu theo chủ đề
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Thời Khóa Biểu 12A34 , Đã Update
» Thời Khóa Biểu 12A34 Bản Full Đã Update

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
A3/4-Dân Lập Hà Nội :: Kiến thức :: Văn Học :: Văn Học-
Chuyển đến